Lật Mặt Và Dán Lại Formica Cho Mặt Bàn Cắt Vải Cũ

Lật Mặt Và Dán Lại Formica Cho Mặt Bàn Cắt Vải Cũ

    Sau một thời gian dài sử dụng, mặt bàn cắt vải sẽ bị cũ và dẫn đến khó dùng. Giải pháp của lúc này là LẬT MẶT VÀ DÁN LẠI FORMICA MỚI. 

    Công ty May 30/4 là một công ty cổ phần sản xuất đầu tiên của TPHCM, hoạt động trong lĩnh vực May Mặc từ năm 1976. Cho đến ngày nay, công ty May 30/4 vẫn trên đà phát triển mạnh mẽ và liên tục. 

    Tại trụ sở chính ở Phú Nhuận, chiếc Bàn Cắt Vải cũ của họ đã được di chuyển tới lui nhiều lần. Mặt bàn cắt vải bị bong tróc ở các cạnh nối, có hiện tượng bị ghềnh, không bằng phẳng, tạo nên sự bất lợi cho người thợ cắt vải. Ngoài ra, việc tự di dời bởi các công nhân may làm cho khung chân của bàn bị lỏng, vì họ không có kỹ thuật canh chỉnh khung chân, dẫn đến việc siết cứng bulong diễn ra không đạt. Dẫn đến tình trạng của bàn không còn tốt. 

     

    Và giải pháp của CATA dành cho chiếc bàn cắt vải của công ty may 30/4 đó là : Lật mặt bàn cắt vải, dán Formica mới

     

    7  THAO TÁC KỸ THUẬT ĐỂ LẬT MẶT BÀN CẮT VẢI CŨ VÀ DÁN LẠI FORMICA MỚI

     

    • Bước 1: Tháo mặt bàn cắt vải hiện có một cách nhẹ nhàng để đảm bảo tấm ván còn sử dụng được mặt phía dưới. 

    • Bước 2: Vệ sinh khung chân, bởi lâu ngày thì vụn vải sẽ bám vào khung rất nhiều, đó cũng là một nguyên nhân để khung bị ghềnh. Sau đó căn chỉnh và gia cố lại khung chân cho thẳng thóm và cứng cáp. 

    • Bước 3: Đặt mặt ván cũ lúc nãy vừa tháo gỡ, để mặt phía dưới lên trên. Lúc này, trên mặt ván sẽ có rất nhiều lỗ đinh vít. Nên ta sẽ tiến hành thao tác trám trét lỗ đinh, để đảm bảo một mặt bàn phẳng phiêu êm ái. 

    • Bước 4: Căn chỉnh mặt ván, đảm bảo các mối nối của ván không bị chênh phô. Xử lý bằng các phương pháp chuyên môn để đạt được độ phẳng tốt nhất cho bàn cắt vải. 

    • Bước 5: Dán Formica bằng 4 lớp keo Adhersive (hay còn được gọi là keo con chó). Kỹ thuật dán Formica tương đối khó, dán cho các tấm Formica chồm qua khỏi mối nối của ván. Đồng thời, các tấm Formica phải cách nhau từ 1 đến 3mm, không được khít quá cũng không được hở quá. Vì khít quá thì khi các tấm Formica sẽ giãn nở sẽ cụng nhau, còn hở thưa quá thì máy cắt đi qua không êm ái. Rãnh thưa quá còn tạo sự mất thẩm mỹ cho bàn.

    • Bước 6: Dán chỉ nhựa quanh cạnh bàn theo yêu cầu. Chỉ nhựa không làm rách hay xước vải nên rất được ưa chuộng. 

    • Bước 7: Làm vệ sinh không gian xưởng. Bởi quá trình thực hiện sẽ có nhiều bụi bậm và một ít keo dính. 

     

    Vậy là hoàn thành và có ngay một chiếc bàn cắt vải mong ước, với phương pháp Lật mặt bàn cắt vải thì chúng ta sẽ tiết kiệm được rất nhiều kinh phí mà vẫn đảm bảo có được một công cụ tốt. 

     

     

    Bàn cắt vải đã đồng hành cùng quý doanh nghiệp trong suốt một thời gian dài rồi ! Hãy để CATA khoát lên chúng một chiếc áo mới, như một sự Refesh để tiếp thêm năng lượng cũng như củng cố hành trang, để cùng nhau đi tiếp trên một chặng đường dài phía trước. 

     

     

    Có lẽ không riêng gì công ty may 30/4, mà có rất nhiều người không biết Phải làm gì khi bàn cắt vải bị hư ? 

    Với các dịch vụ Di dời bàn cắt vải, Sửa bàn cắt vải cùng đội ngũ kỹ thuật lành nghề, Công ty CATA sẽ thay bạn thực hiện. 

     

    CÁC YÊU CẦU CẦN THIẾT ĐỂ CÓ THỂ DÙNG PHƯƠNG PHÁP LẬT MẶT DÁN LẠI FORMICA 

    • Phần mặt dưới của tấm ván phải là ván thô (có màu nâu thô nguyên bản), không sơn phủ gì cả
    • Khung bàn phải cứng cáp, không rung lắc
    • Mặt ván phải có độ dày ít nhất 20mm, tốt nhất là chất liệu MDF có độ dày 25mm
    • Khách hàng phải dọn gọn gàng vải vóc trước khi đội thợ sang làm
    • Che đậy những máy móc hoặc đồ vật quan trọng, vì khi thực hiện sẽ có bụi
    Zalo
    Hotline