Cách Mở Xưởng May Gia Công Tiết Kiệm

Cách Mở Xưởng May Gia Công Tiết Kiệm

    KHỞI NGHIỆP LÀ GÌ ?

     

    Khởi Nghiệp là thuật ngữ miêu tả sự bắt đầu của một nghề nghiệp. Là khởi đầu kinh doanh của một người hoặc một nhóm người. Dù công việc đấy có thể lớn hay nhỏ, chỉ cần bắt tay vào việc với mong muốn tạo ra giá trị lợi nhuận từ việc đó thì gọi là Khởi Nghiệp.

    Khởi Nghiệp luôn là vấn đề quan trọng của mỗi người, nó luôn luôn xảy ra trong xã hội. Và đặc biệt là giai đoạn đang phát triển ngày nay thì số lượng người Khởi Nghiệp ngày càng tăng cao. Như vậy, làm thế nào để hiệu quả là một câu hỏi rất nan giải trong hành trình Khởi Nghiệp. 

    Ai cũng hiểu rằng, việc khởi nghiệp là một thách thức gian nan cho những người bắt đầu xây dựng cơ nghiệp. Rất nhiều vấn đề cần được giải quyết, và đầu tư vào đâu để hợp lý ?

     

     

    KHỞI NGHIỆP NGÀNH MAY MẶC CẦN NHỮNG GÌ ?

     

    XÁC ĐỊNH NGUỒN VỐN VÀ QUY MÔ KINH DOANH

     

    • Cần xác định được nguồn vốn để hiểu rằng mình sẽ hoạt động kinh doanh theo quy mô lớn nhỏ ra sao. Sẽ bắt đầu là Tổ Hợp May để gia công, một Xưởng Cắt Vải bán thành phẩm, hay trở thành một công ty có quy trình khép kín để xây dựng thương hiệu thời trang...
    • Cần sử dụng nguồn vốn linh hoạt và thông minh nhất, phải chừa lại ngân sách để dự trù cho các phát sinh và tiền để duy trì hoạt động ít nhất 04 tháng khi bắt đầu kinh doanh. 
    • Đối với những trường hợp vốn ít thì cần phải cân nhắc kỹ lưỡng hơn. Tránh tình trạng thiếu trước hụt sau

     

     

    PHẢI ĐẦU TƯ VÀO NHỮNG GÌ ?

     

    Tùy theo quy mô của công cuộc kinh doanh mà ta sẽ có những sự đầu tư cho phù hợp, tuy nhiên nhìn chung vẫn là những yếu tố sau: 

    • Hệ thống website và các nền tảng online marketing: website thương hiệu, số điện thoại liên hệ,  fanpage facebook, zalo, tiktok ...
    • Máy móc cần thiết: máy cắt vải, máy may, máy vắt sổ, máy chấm công ...
    • Các loại bàn ghế kệ tủ dùng trong xưởng may: bàn cắt vải, bàn chuyền may, ghế ngồi cho công nhân, bàn kiểm hàng, kệ chứa hàng, xe đẩy ...v....v...
    • Đội ngũ công - nhân viên: toàn thời gian hoặc thời vụ, hoặc khoán. 
    • Thuế: là một phần không bao giờ được quên. Hãy đăng ký kinh doanh theo quy mô hộ gia đình hoặc doanh nghiệp để không bị phạt nhé. 

     

    Đối với những người kinh doanh nhỏ lẻ, hãy hiểu rằng chính mình cũng là một công nhân và hơn thế. Tốt nhất là phải nắm rõ toàn bộ quy trình trong sản xuất, có thể thực hiện mọi giai đoạn khi bị thiếu nhân lực. Bởi trong giai đoạn đầu khởi nghiệp rất khó khăn, bản thân tự là 1 nhân lực trong sản xuất sẽ tiết kiệm được kinh phí, thúc đẩy công việc rất tốt khi cùng bám sát với công nhân. 

     

     

    ĐƯỜNG LỐI HOẠT ĐỘNG VÀ XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ VỮNG CHẮC

     

    Dù ở bất cứ quy mô kinh doanh nào, hãy bắt đầu bằng việc có đường lối và nội quy. Cố gắng xây dựng từ đầu thì về sau sẽ bền bỉ và nhanh chóng phát triển hơn.

    • Xây dựng nội quy làm việc, có thưởng có phạt
    • Tạo dựng môi trường làm việc tốt hơn mỗi ngày, tránh ô nhiễm bẩn chật
    • Rèn luyện nhân lực đoàn kết, hỗ trợ nhau
    • Trở thành 1 tấm gương chuẩn mực

     

    Người xưa luôn có câu: Thiên Thời - Địa Lợi - Nhân Hòa. Như vậy, 3 yếu tố đó chắc hẳn là những yêu cầu không thể thiếu trong sự thành công của mọi chuyện. 

    • Thiên Thời: Chọn thời điểm để bắt đầu, thời điểm để công khai, và thời điểm để phát triển
    • Địa Lợi: Chọn vị trí để sản xuất hay vị trí để bán buôn phải phù hợp với nghề và vốn
    • Nhân Hòa: Chọn người để cùng đồng hành

    Chúc các bạn Khởi Nghiệp thành công ! 

    Zalo
    Hotline