Phân Biệt Chất Liệu Mặt Bàn MDF - MFC - HDF và Gỗ Ghép

Phân Biệt Chất Liệu Mặt Bàn MDF - MFC - HDF và Gỗ Ghép

    Hiện nay, người tiêu dùng vẫn còn hoang mang và mông lung giữa muôn vàn tên gọi cho chất liệu ván để làm mặt bàn. Trong bài viết này, chúng ta tạm phân biệt 4 chất liệu thường dùng nhất trong thời đại công nghiệp ngày nay, đó là MDF - MFC - HDF và Gỗ Ghép, và còn 1 tên gọi khác là gỗ công nghiệp.

     

    KHÁI NIỆM VỀ GỖ CÔNG NGHIỆP

     

    Gỗ Công Nghiệp là tên gọi chung chung cho các loại MDF – MFC – HDF … Chúng được chế tạo từ các loại gỗ trồng ngắn hạn, đem bào gọt thật nhuyễn rồi ép keo bằng công nghệ tiên tiến, cho ra 1 tấm gỗ có độ phẳng hoàn hảo, bề mặt nhẵn mịn.

    Là một dạng chất liệu có thể nhìn và sờ rất giống tấm gỗ nhưng chỉ là bột gỗ ép lại chứ không phải gỗ thật. Kích thước chung 1m2 x 2m4, độ dày nhiều loại từ 2.5mm đến 25mm.

    Riêng Gỗ Ghép, nó là một dạng chất liệu gỗ thật nhưng được ghép từ nhiều mảnh nhỏ. Nó là những mảnh nhỏ gỗ thật từ thiên nhiên ghép lại bằng keo với công nghệ tiên tiến, chắc chắn, màu gỗ và vân gỗ tinh tế, giá thành cao hơn gỗ công nghiệp, nhưng đây chắc hẳn là loại gỗ được ưa chuộng nhất trong thời buổi hiện nay. Bởi các đặc tính của nó quá sức nổi trội. Giá thành tuy có mắc hơn gỗ công nghiệp nhưng vẫn ổn hơn nhiều so với gỗ nguyên thủy. Dù không phải là Gỗ Công Nghiệp nhưng khá thông dụng và thường được so sánh cùng nên nó vẫn được ưa chuộng trên thị trường hiện nay.  

     

    TÍNH CHẤT CỦA CÁC LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP 

     

    • MDF – Có độ cứng nhiều hơn MFC, thích hợp cho bàn ghế công nghiệp. Tên Tiếng Anh là Medium Density Fiberboard có nghĩa là ván sợi mật độ trung bình. Đúng như cái tên của nó, loại ván gỗ công nghiệp này có tỷ trọng gỗ ở mức trung bình, đặc hơn các loại gỗ ván dăm nhưng không bằng các loại gỗ cao cấp HDF nhưng độ cứng đủ dùng trong Nội Thất Nhà Ở và Nhà Xưởng. 

     

     

    • MFC – Dễ uốn cong hơn MDF (uốn bằng máy), thích hợp cho các sản phẩm đòi hỏi đường cong. Gỗ MFC (tên đầy đủ là Melamine Face Chipboard) là một loại gỗ công nghiệp được sử dụng nhiều trong sản xuất nội thất hiện đại. Gỗ MFC thường còn gọi là gỗ ván ép hoặc gỗ ván dăm (OSB, PB, WB) phủ Melamine.

     

     

     

    • HDF – Chống nước cao hoặc chống ẩm tùy dạng.Gỗ HDF (tên tiếng Anh là High Density Fiberboard) hay còn gọi là ván gỗ ép HDF. Đây là loại gỗ ván ép có gỗ sợi mật độ cao. Hiện đang được ứng dụng rất phổ biến trong các thiết kế công nội thất. Ván gỗ HDF được ép từ bột gỗ, và trong đó có chứa khoảng 80 – 85% gỗ tự nhiên.

     

     

    • Gỗ Ghép - Chống nước, chống ẩm khá cao. Là một dạng chất liệu gỗ thật nhưng được ghép từ nhiều mảnh nhỏ. Nó là những mảnh nhỏ gỗ thật từ thiên nhiên ghép lại bằng công nghệ tiên tiến, chắc chắn, màu gỗ và vân gỗ mang tính chất của gỗ thật. 

     

    •  Ngoài 4 phân loại trên, thị trường còn rất nhiều mã ván công nghiệp khác như OKAL, Coppha, Plywood, Venneer ...

     

    NÊN DÙNG LOẠI GỖ CÔNG NGHIỆP NÀO ĐỂ LÀM MẶT BÀN GHẾ? 

     

    Mỗi loại có 1 đặc tính kỹ thuật riêng, mức giá riêng, nếu làm đúng mục đích và dùng đúng cách thì tuổi thọ của chúng không hề ít, khoảng trên 10 năm đến hơn 15 năm vẫn dùng tốt.

    Hiện tại, chất liệu MDF được thị trường cũng như CATA sử dụng nhiều nhất bởi các đặc tính của nó phù hợp với tiêu chuẩn sử dụng cho mặt bàn và mặt ghế. 

    Giá cả của MDF có mức cân đối và tương xứng với chất lượng mà nó mang tới cho người dùng. Hoàn toàn thích hợp để mua dùng trong nội thất nhà ở và cả nội thất dùng trong nhà xưởng công nghiệp. 

    Đối với các đòi hỏi dùng bàn trong điều kiện quá ẩm ướt hoặc có nước thì cần sử dụng chất liệu Inox. Vì ván và gỗ có tốt đến mấy thì cũng không thể bền đẹp trong môi trường nước ẩm ướt. 

     

    Zalo
    Hotline